Không một trẻ em nào bị bỏ rơi vì thiếu thốn tài chính.
Giáo sư Alain Carpentier
Hiệp hội Alain Carpentier
Về Giáo sư Alain Carpentier
Giáo sư Alain Carpentier có lẽ là bác sĩ Tim mạch nổi tiếng nhất thế giới.
Các chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật ngoại lồng ngực của Mỹ gọi ông là cha đẻ của ngành phẫu thuật van tim hiện đại. Ông là thành viên của Viện Hàn Lâm khoa học Pháp và nằm trong ban giám đốc của Quỹ Tim Mạch thế giới. Ông nhận được vô số giải thưởng, bao gồm, Giải thưởng Cino Del Duca thế giới năm 1996, Giải Lasker năm 2007 và vào năm 2005 Hiệp hội Phẫu thuật ngoại lồng ngực của Mỹ (AATS) đã trao cho ông huy chương Thành tựu khoa học lần thứ 5 trong lịch sử.
Là một nhà nghiên cứu và là nhà khoa học, Giáo sư Alain Carpentier đã tìm ra khái niệm “bioprosthesis”, một bộ phận giả (như một van tim của lợn) bao gồm một bộ phận của động vật hoặc chứa mô động vật được cấy ghép vào cơ thể người mà không bị từ chối miễn dịch. Giáo sư Alain Carpentier đồng thời cũng là người đầu tiên khơi nguồn cho cuộc phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ, và kỹ thuật chữa khuyết tật tim bẩm sinh.
Và gần đây nhất, ông đã chế tạo ra trái tim Carmat, trái tim nhân tạo tự điều chỉnh có thể cấy ghép đầu tiên trên thế giới.
1987 – Khởi đầu của cuộc phiêu lưu
Bác sĩ Dương Quang Trung, Giám Đốc Sở Y tế TPHCM lúc bấy giờ, đã liên hệ với Giáo sư Alain Carpentier để nhờ sự giúp đỡ:
“Ở Việt Nam, mỗi năm có hơn 10,000 trẻ em chết vì dị tật tim. Chúng tôi cần sự giúp đỡ của ông”
Bác sĩ Dương Quang Trung
Methemoglobinemia ở trẻ em, hay còn được gọi là “Hội chứng baby blue”, có thể được chữa trị với ca phẫu thuật tim mở và tại thời điểm bấy giờ không bệnh viện nào ở Việt Nam có khả năng để thực hiện ca phẫu thuật tim mở.
Xem xét lại những tình cảnh của nhưng đứa trẻ mà ông đã từng khám qua, Giáo sư Carpentier đề nghị thành lập ngay từ đầu một Viện nhằm chữa trị cho trẻ em Việt Nam gặp vấn đề về tim mạch. Hiệp hội Alain Carpentier được thành lập từ đó và được gây quỹ tại Pháp nhằm xây dựng Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh.